Bọc răng sứ kim loại bền đẹp bạn có biết
Khi mà công chúng dường như hướng mọi sự quan tâm sang các loại răng sứ toàn sứ, răng sứ không kim loại thì vấn đề được đặt ra đó là “bọc răng sứ kim loại có tốt không?” hay có nên bọc răng sứ kim loại không?
Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục hiệu quả một số khuyết điểm như răng sâu, răng mẻ, răng ố vàng,…lấy lại hàm răng trắng sáng và chắc khỏe. Vậy, trong các loại răng sứ được sử dụng phổ biến hiện nay, bọc răng sứ kim loại có mang lại hiệu quả tốt như mong đợi?
Răng sứ kim loại là gì?
Răng sứ kim loại là loại răng sứ bên trong là một lớp sườn kim loại, lớp kim loại này được cấu tạo từ hợp kim Coban – Crome – Niken. Bên ngoài răng sứ kim loại được phủ một lớp sứ mỏng giúp mão sứ có độ trắng sáng tự nhiên như răng thật.
Bọc răng sứ kim loại giữ được độ bền chắc lâu dài, phù hợp với cả trường hợp phục hình trên răng Implant. Quan trọng hơn, chi phí làm sứ kim loại thấp hơn các mẫu sứ toàn sứ, thế nên nhiều khách hàng vẫn ưu tiên lựa chọn mẫu sứ này.
Dòng sứ kim loại có răng sứ kim loại thường, răng sứ kim loại quý và răng sứ Titan. Trong đó, sứ Titan được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ và độ bền cao.
Ưu điểm của bọc răng sứ kim loại
Để dễ dàng đưa ra quyết định có nên bọc sứ kim loại hay không? các bạn hãy tham khảo những ưu và nhược điểm của mẫu răng sứ này thông qua nội dung chúng tôi cung cấp dưới đây:
Độ bền cao
Với độ bền chắc cao, bọc răng sứ kim loại đủ khả năng thay thế cho răng thật ở mọi vị trí răng cửa hay răng hàm. Tuy nhiên, màu sắc sứ kim loại không tự nhiên như sứ toàn sứ, thế nên mẫu răng này không được khuyến khích dùng cho răng cửa.
Hình dáng tự nhiên
Khi mới xuất hiện, răng sứ kim loại mang theo lợi thế lớn hơn mão răng toàn kim loại ở vẻ ngoài tự nhiên như răng thật. Chính lớp sứ phủ bên ngoài tạo cho răng sứ kim loại mà sắc y hệt như răng thật.
Nhược điểm của răng sứ kim loại so với răng toàn sứ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, răng sứ kim loại còn tồn tại một số hạn chế khiến răng bọc sứ kim loại không được thẩm mỹ bằng các mão sứ toàn sứ bao gồm:
Viền đen quanh chân răng và bóng mờ đen dưới ánh sáng
Phần thân kim loại nằm viền bên dưới của răng sứ đôi khi có thể gây đen viền chân răng ngay tại vị trí bọc răng nếu kỹ thuật bọc răng sứ không tốt hoặc trước – sau khi bọc sứ, quy trình chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt gây ra hiện tượng tụt lợi làm lộ viền kim loại của thân răng sứ. Bên cạnh đó, khi có ánh sáng chiếu qua thân răng sẽ để lại bóng mờ màu đen từ lõi hợp kim bên trong.
Thẩm mỹ và độ bền không bằng sứ toàn sứ
Thân kim loại màu đen nên khi phủ sứ không thể nung màu trong như ngà răng mà buộc phải cho màu trắng mờ đục xuống để che đậy màu đen của thân răng. Do đó, dù răng sứ kim loại dù độ bền cao, nhưng nguy cơ bị vỡ nứt vẫn lớn hơn so với răng toàn sứ.
Các loại răng sứ kim loại phổ biến hiện nay
Ngoài răng kim loại quý, dòng sứ kim loại có 2 mẫu răng sứ được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả và sự an toàn cho khách hàng đó là:
Răng sứ kim loại thường
Là răng sứ có phần sườn được đúc từ các hợp chất kim loại (Ni – Cr hoặc Co – Cr) và được phủ bên ngoài một lớp sứ Ceramco3. Loại răng sứ này có khả năng chịu được lực tốt, màu sắc cũng tương đối giống với răng thật. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, loại răng sứ này sẽ làm đen viền nướu của bạn.
Răng sứ Titan
Đây cũng là răng sứ kim loại, nhưng khung sườn của răng làm từ hợp kim (Ni – Crom -Titan), trong đó có chứa 4-6 % Titanium và được phủ một lớp men sứ Ceramco3 bên ngoài. Chất Liệu Titanium có tính tương hợp sinh học cao, không gây dị ứng, biến dạng,…có thể kết hợp tốt với tổ chức xương trong cơ thể. Với những đặc điểm trên, răng sứ Titan có khả năng tương thích tốt với nướu, không bị oxy hóa trong môi trường miệng khi bị tác động bởi dịch nước bọt.
Mỗi loại răng sứ dù làm từ kim loại hay sứ toàn sứ đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể hợp với người này nhưng không hẳn đã hợp với người kia. Vì vậy, chúng ta nên để Bác sĩ Nha khoa tư vấn nên bọc răng sứ kim loại hay răng sứ toàn sứ sẽ phù hợp nhất với cơ địa và điều kiện của mỗi người nhé!
CHĂM SÓC RĂNG KHỎE ĐẸP VỚI 5 GIA VỊ NHÀ BẾP
Với những nguyên liệu sẵn có ở trong bếp thì chúng ta vẫn có thể giúp chăm sóc răng khỏe đẹp. Việc sử dụng những nguyên liệu này là cách chăm sóc răng tự nhiên vừa an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm nhiều chi phí.
Muối – Gia vị nhà bếp giúp chăm sóc răng khỏe đẹp
Muối được sử dụng phổ biến trong chăm sóc cho răng chắc khỏe, diệt khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng. Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày sau khi đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn còn lại trong khoang miệng.
Từ xa xưa, muối đã là một thứ gia vị không thể thiếu trong bếp của mỗi nhà. Và cũng không có ai phủ nhận được những công dụng thần kỳ của muối như: tính diệt khuẩn, tẩy tế bào chết và trị các bệnh về răng miệng như hôi miệng, nha chu, viêm lợi … Vậy làm thế nào để chăm sóc răng tại nhà với muối ăn.
Một ngày chúng ta cần tiến hành vệ sinh răng miệng từ 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần vệ sinh thì trong khoảng 2 – 3 phút/lần như vậy là khá ổn cho việc vệ sinh răng miệng.
Nhưng cần đặc biệt lưu ý: trước khi súc miệng hãy cho một ít muối vào kem đánh răng mỗi khi thức dậy vào buổi sáng sớm. Sau đó súc miệng nhẹ nhàng với nước. Hãy chà sát bàn chải vào răng để tạo điều kiện tiếp xúc của các hạt muối với bề mặt răng được nhiều hơn.
Lúc ấy, bạn sẽ có cảm giác hơi rát 1 tí nhưng đó là lúc muối phát huy tính kháng khuẩn và tẩy tế bào chết của mình. Bạn cũng đừng quên dùng bàn chải đánh vào lưỡi và má để đạt hiệu quả cao nhất. Sự kiên trì sẽ cho bạn một kết quả ưng ý, bạn sẽ được làm trắng răng dần dần, trong 1 tháng sẽ có kết quả rõ rệt.
Chanh – Gia vị nhà bếp giúp chăm sóc răng khỏe đẹp
Axit trong chanh có công dụng trong việc loại bỏ mảng bám, vết ố vàng trên răng. Trộn nước cốt chanh với 1 thìa bột nở và một chút nước lọc thành hỗn hợp dạng sệt, chà lên răng. Vết ố vàng trên răng sẽ mờ dần và biến mất sau 3-4 lần sử dụng.

Mọi người đều biết đến tính năng tẩy tế bào chết trên da mặt từ baking soda. Ngoải ra, baking soda còn được xem là thần dược để tẩy trắng răng và đánh bay các mảng ổ vàng trên bề mặt răng đem lại cho bạn một hàm răng trắng sáng.
Đầu tiên, bạn cần bạn cần chuẩn bị một tí baking soda và nước cốt chanh với tỉ lệ 1:1 hòa trộn đều với nhau. Sau đó súc miệng trước với nước lạnh sau đó dùng bàn chải cho vào hỗn hợp này rồi tiến hành đánh răng như bình thường. Lưu ý: cần chà sát bàn chải vào bề mặt răng để tăng hiệu quả tẩy trắng răng. Cứ thế cho bàn chải vào hỗn hợp nước baking soda và nước cốt đã pha, đánh răng trong 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Chỉ cần kiên trì sử dụng 1 – 2 lần/ tuần thì sẽ nhanh chóng cảm nhận thấy hiệu quả mang lại.
Dầu mù tạt – Gia vị nhà bếp giúp chăm sóc răng khỏe đẹp
Sử dụng tinh dầu mù tạt giúp giữ cho răng của bạn trắng và chắc. Bạn có thể sử dụng dầu mù tạt và them vài giọt tinh dầu chanh vào đó. Sử dụng ngón tay trỏ hoặc bàn chải của bạn để nhẹ nhàng xoa dầu lên răng.
Hoặc có thể trộn dầu mù tạt với muối và một chút chanh, dùng như kem đánh răng sử dụng hàng ngày.
Dầu mù tạt cũng có thể pha loãng và súc miệng mỗi sáng do tính kháng khuẩn cao, sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng.
Đặc biệt dầu mù tạt còn có công dụng thúc đẩy phục hồi nhanh chóng sự phát triển gắn kết của xương hàm với trụ implant sau khi trồng răng implant.
Tỏi – Gia vị nhà bếp giúp chăm sóc răng khỏe đẹp
Đây là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả để chữa đau răng. Tỏi chứa nhiều fluor và allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng. bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. bạn sẽ thấy hiệu quả sau đó.
Dầu Oliu – Gia vị nhà bếp giúp chăm sóc răng khỏe đẹp
Giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn kẹt giữa răng và nướu. Dầu oliu cũng loại bỏ độc tố khỏi nướu răng. Bạn chỉ cần dùng dầu oliu để ngậm và súc miệng vào buổi sáng thức dậy, trước khi đánh răng.
Với nhũng kiến thức như trên bạn đã biết đến các gia vị nào tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn thân và sẽ đưa ra các lựa chọn tốt nhất để chăm sóc răng miệng
Niềng răng có đau không ? Bạn có biết ?
Niềng răng đau cỡ nào? Là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc. Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

Niềng răng
Niềng răng đau cỡ nào không? Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?
Việc niềng răng không chỉ đơn giản là thẩm mỹ, cải thiện hàm răng nhiều khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân khá lớn. Đa phần các bệnh nhân trước khi niềng răng thường lo lắng những bất tiện như mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau đớn trong suốt quá trình niềng răng.
Niềng răng đau cỡ nào?
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng lực của khí cụ nha khoa, gắn lên mặt răng để nắn chỉnh lại những răng lệch cấu trúc như: Hô móm, thưa, lệch lạc… Phương pháp chỉnh nha này giúp răng về đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn chuẩn, hai hàm trên – dưới cân xứng, thẳng hàng, răng đều đặn và chắc khỏe.
Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.
Phương pháp niềng răng thực chất không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào khác đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Niềng răng đau cỡ nào? Là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc. Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.
Niềng răng đau nhất khi nào?
Giai đoạn tách kẽ răng
Niềng răng đau nhất có lẽ vào giai đoạn gắn thun tách kẽ. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài niềng răng. Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.
Có nhiều cách để tách kẽ răng như tách kẽ bằng thun là khá phổ biến. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe thưa trống, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ gắn khâu vào răng cối.
Sau khi đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, lộm cộm khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Và những ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn. Do đó, các Bác sĩ khuyên bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.
Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung
Tiếp theo, bạn có thể đau ê ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp…
Một nguyên nhân gây cảm giác đau khác ở giai đoạn này có thể là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ.
Chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với các khí cụ thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn.
Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề trải qua tình trạng đau nhức này.
Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng (nếu có)
Bên cạnh đó, cũng sẽ xuất hiện một số “cơn đau” khác trong những trường hợp gắn khâu, nhổ răng… Đặc biệt là khi nhổ răng, bạn sẽ có tâm lý lo lắng thậm chí là tưởng tượng “nỗi đau kinh khủng khi nhổ răng”. Tuy nhiên, khi nhổ răng thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nên bạn không cần phải quá lo lắng về giai đoạn nhổ răng khi niềng gây đau nhức.
Tùy tình trạng răng cần nhổ khi niềng ví dụ như răng khỏe mạnh hoặc bị các vấn đề như sâu, viêm tủy… thì thời gian nhổ răng và cảm giác đau khi nhổ răng sẽ khác nhau.
Thông thường việc nhổ răng có thể sẽ gây sưng hoặc đau ê tại vị trí nhổ từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Giai đoạn điều trị tổng quát
Đây là giai đoạn quan trọng để bạn có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị bước vào quá trình đeo niềng và gắn mắc cài.
Tùy theo tình trạng và bệnh lý mà khách hàng gặp phải, Bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị tổng quát khác nhau như: Trị viêm nướu, nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy…
Sau khi tiến hành những điều trị răng miệng như đã kể trên, khách hàng thường có cảm giác ê răng, đau nhức, chảy máu…Đây là những biểu hiện thường gặp và phổ biến với nhiều khách hàng và theo các Bác sĩ thì “Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn không cần phải quá lo lắng”.
Giai đoạn tái khám siết răng định kỳ
Ngoài ra, mỗi tháng sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ đến Nha khoa tái khám để Bác sĩ theo dõi tình trạng di răng và siết răng, trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực.
Việc điều chỉnh lực kéo đôi khi sẽ gây ra cảm giác đau. Nếu bạn thấy cơn đau kéo dài, nên thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp. Một lực vừa phải sẽ không làm bạn đau.
Hoặc có thể đau do khí cụ, trầy xước môi má. Nếu gặp phải tình trạng này thì nên gọi ngay cho bác sĩ vì tùy vào trường hợp, mức độ đau, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau hoặc áp dụng một số cách làm giảm cơn đau phù hợp như dùng sáp nha khoa đặt vào những vị trí mắc cài dây cung vướng víu…
Bạn sẽ thấy dễ chịu và có cảm giác những cơn đau này không làm khó đến bạn chút nào!
Các cách giảm đau khi niềng răng?
Phương pháp niềng răng được xem là một hình thức chỉnh nha an toàn, không gây nguy hiểm cho những ai muốn có hàm răng hoàn hảo. Dù bạn có thể sẽ trải qua một vài cơn đau nhưng chỉ cần biết những điều sau đây, bạn sẽ hạn chế và giảm cơn đau nhức một cách nhanh nhất.
Giảm đau khi niềng bằng cách ăn uống hợp lý
Bạn nên ăn những thực phẩm mềm như món luộc, cháo, súp, sữa chua và nước ép trái cây, hạn chế ăn thức ăn cứng hoặc giòn để tránh gây tổn thương và tác động mạnh làm lệch hay dứt niềng răng cũng như giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.
Chườm đá lạnh hoặc dùng sáp nha khoa
Một trong các cách giảm đau khi niềng răng là bạn có thể sử dụng túi chườm đá khi niềng răng. Nếu sau khi niềng răng hoặc mỗi lần siết răng bạn cảm thấy bị đau thì bạn có thể sử dụng túi chườm đá vào khu vực bị nhức.
Trong một số trường hợp thì bạn có thể sẽ bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài. Nha sĩ sẽ cho bạn loại sáp mềm để sử dụng bất cứ khi nào dây niềng răng của bạn cọ xát vào bên trong miệng. Loại sáp này sẽ hạn chế vết loét, bảo vệ các bộ phận má – môi – nướu… tránh những trường hợp đau, xướt do mắc cài gây ra khi ăn nhai hoặc giao tiếp.
Hoặc bạn có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm trong vòng 60 giây để có thể giảm kích ứng và viêm loét hơn. Trong những trường hợp phát hiện những “cơn đau bất thường” trong quá trình niềng răng, bạn nên nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp th
Độ tuổi niềng răng phù hợp nhất rơi vào khoảng 13-16 tuổi, khi này xương hàm đang trong thời kỳ phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn, vừa giảm thiểu được đau nhức, vừa rút ngắn thời gian niềng răng.
Lựa chọn Nha khoa Chuyên sâu về niềng răng để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất, tránh những rủi ro, đau nhức trong suốt quá trình niềng răng.